20 Cách Trị Sẹo Thâm Ở Chân Cực Hiệu Quả

Trị sẹo thâm ở chân luôn là vấn đề thường được các chị em quan tâm đến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất thẩm mỹ, khiến cho các bạn tự ti khi lựa chọn những chiếc váy ngắn hay quần short. Hãy để VITA Clinic giúp bạn xóa đi nỗi ám ảnh đó của bạn, tham khảo ngay [20+] cách trị sẹo thâm ở chân để nhanh chóng lấy lại đôi chân láng mịn nào.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo thâm ở chân

Tình trạng sẹo thâm ở chân xuất hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một vài nguyên nhân được đề cập dưới đây:

  • Do bị côn trùng cắn, phỏng bô xe, sẹo thâm thủy đậu…
  • Do các tổn thương sâu khiến da bị hỏng cấu trúc, kích thích sản sinh sắc tố khiến da ở các vùng này bị đen sạm lại so với màu da thường.
  • Do bệnh lý ung thư tế bào ở da làm tăng quá trình tổng hợp melanin, tăng hắc tố da dẫn đến tình trạng sẹo thâm ở chân.
  • Do tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời quá lâu làm cho da bị đen sạm. Bằng cách sinh ra nhiều lượng melanin, cơ thể chống lại tia UV, nhưng điều này lại góp phần tạo ra hiện tượng sẹo thâm ở chân.

Xem thêm: 4 Cách giảm mỡ bắp chân nhất định thành công cho nàng

Nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo thâm ở chân

Nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo thâm ở chân (Nguồn: VITA Team)


Cách trị sẹo mới thâm ở chân hiệu quả

1. Sẹo mới thâm ở chân cần được điều trị ngay

Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm. Điều này sẽ làm vết thương sạch khuẩn và phục hồi nhanh chóng và không để lại sẹo.

Khi vết thương trên da đã lành lại hoàn toàn, mô sẹo có màu hồng hoặc nâu nhạt, bạn cần thoa ngay các loại kem hoặc thuốc trị sẹo để ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian là bôi nghệ tươi 2-3 lần/ ngày để làm mờ mảng da tối màu. Hiệu quả cải thiện sẽ thấy ngay sau khoảng 1-2 tuần.

Nếu bạn không chăm chỉ chữa sẹo ngay từ sớm, về sau sẽ khó điều trị và hiệu quả cũng không cao, tốn nhiều công sức.

Xem thêm: 15 Cách trị sẹo lâu năm ở chân cấp tốc tại nhà

2. Thường xuyên tẩy da chết tại vùng da bị sẹo

Tẩy tế bào chết ở chân giúp loại bỏ các mảng tế bào sừng, đồng thời loại bỏ đi sắc tố và góp phần giúp làn da căng mịn tươi sáng. Hơn nữa, các lớp tế bào mới sẽ được tái tạo nhiều hơn, thay thế cho vùng da thô cứng và xỉn màu.

Việc tẩy da chết ở vùng sẹo chỉ nên thực hiện khi vết thương lành hoàn toàn, các mô liên kết đã ổn định. Bạn cũng không nên chà xát quá mạnh khiến cho các lớp da non bị trầy xước và bong tróc.

Bạn nên ưu tiên tẩy da bằng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính như bột yến mạch, cám gạo, đường nâu, mật ong… với tần suất hợp lý là 2 lần/ tuần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày.

3. Thoa kem chống nắng khi ra ngoài

Vết sẹo mới khá yếu và nhạy cảm, rất dễ bị thâm nếu gặp tia UV. Để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần bôi kem chống nắng quanh vết sẹo để bảo vệ làn da, giúp hiệu quả điều trị tốt hơn.

Lưu ý khi thoa kem chống nắng lên vết sẹo thâm ở chân:

  • Chọn loại kem có thành phần tự nhiên, SPF 30+ hoặc 50+
  • Bôi kem trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút.
  • Chỉ nên thoa một lớp kem mỏng, không bôi quá nhiều khiến da bí bách.

4. Massage hàng ngày để giúp sẹo mờ dần

Massage chân giúp ích cho quá trình lưu thông máu tốt hơn, kích thích sự bài tiết melanin và tăng độ đàn hồi cho làn da. Các mô sợi ở vùng sẹo cũng trở nên mềm mại, không bị tăng sinh thành sẹo lồi.

Bạn chỉ cần dùng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng, thực hiện 10-15 phút/ ngày để đạt được hiệu quả.

Xem thêm: Trị Thâm Bẹn Cùng 7 Nguyên Liệu Tại Nhà Cực Dễ Tìm

Tẩy da chết là một trong những cách trị thâm ở chân hiệu quả

Tẩy da chết là một trong những cách trị thâm ở chân hiệu quả (Nguồn: VITA Team)


Những cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà

1. Nghệ

Nghệ tươi là thần dược được nhắc đến đầu tiên trong danh sách các cách trị sẹo thâm ở chân, vì nghệ có tính kháng viêm và tẩy da chết hiệu quả. Massage bằng nghệ tươi cũng là một trong những cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nghệ tươi sau khi rửa sạch, gọt vỏ thì tiến hành xay nhuyễn.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị sẹo thâm sạch sẽ và massage nhẹ nhàng trong khoảng từ 3 đến 5 phút.
  • Bước 3: Sau đó, từ từ đắp hỗn hợp nghệ tươi đã xay nhuyễn lên vùng da cần điều trị.

Xem thêm: 15 Cách trị sẹo lâu năm ở chân cấp tốc tại nhà

Nghệ là nguyên liệu trị sẹo thâm ở chân cực hiệu quả

Nghệ là nguyên liệu trị sẹo thâm ở chân cực hiệu quả (Nguồn: VITA Team)

2. Dầu vitamin E

Vitamin E là một trong những thành phần được nhiều chị em sử dụng trong quá trình chăm sóc bản thân và làm đẹp. Ngoài việc dưỡng ẩm, làm dịu da và các vết thương thuyên giảm thì vitamin E còn có công hiệu cực kỳ tốt trong việc xóa mờ, giảm sẹo thâm ở chân.

Cách thực hiện: Dùng viên vitamin E bôi trực tiếp lên vết sẹo thâm với tần suất từ 3 – 4 lần trong 1 ngày để tăng tính hiệu quả cho việc điều trị.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể bổ sung lượng vitamin E vào cơ thể bằng cách đưa các thực phẩm có chứa lượng lớn vitamin E vào thực đơn ăn uống hằng ngày như xoài, cà chua, bông cải xanh,…

Xem thêm: Cách trị thâm mắt tại nhà nào hiệu quả? Xóa thâm mắt cực nhanh

3. Bơ ca cao

Cách dùng bơ ca cao để trị sẹo thâm ở chân cực đơn giản:

Dùng hỗn hợp bơ ca cao hoặc kem dưỡng bơ ca cao thoa trực tiếp vào vùng da chân đang mắc phải sẹo thâm với tần suất từ 2 đến 4 lần/ngày để nhanh chóng nhận được tín hiệu tích cực từ việc chữa trị.

Dùng bơ ca cao để trị sẹo thâm ở chân cực tốt

Dùng bơ ca cao để trị sẹo thâm ở chân cực tốt (Nguồn: VITA Team)

4. Dầu ô liu, dầu dừa

Sử dụng dầu ô liu như thế nào để trị sẹo thâm ở chân hiệu quả nhất?

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thoa đều dầu oliu/dầu dừa lên lên vùng da sẹo.
  • Bước 2: Massage cho đến khi dầu được hấp thụ vào da hoàn toàn.

Ngoài ra, các bạn có thể tăng hiệu quả bằng cách hòa trộn dầu ô liu với nước hoa hồng, hoa cúc hoặc dầu calendula.

Xem thêm: 7 điều các bạn nên biết trước khi thực hiện trị sẹo bằng laser

Dầu dừa điều trị sẹo thâm ở chân vô cùng đơn giản

Dầu dừa điều trị sẹo thâm ở chân vô cùng đơn giản (Nguồn: VITA Team)

5. Nước cốt chanh

Với thành phần hóa học chủ yếu là axit citric, thì chanh là loại thực phẩm làm đẹp da và là cách trị sẹo thâm ở chân hữu hiệu mà chị em tin tưởng.

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng chanh tươi được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vắt phần nước chanh tươi ra bát nhỏ.
  • Bước 2: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng sẹo thâm ở chân thì tiến hành bôi dung dịch nước cốt chanh trực tiếp lên vùng da.
  • Bước 3: Giữ trong khoảng 30 phút thì rửa sạch lại với nước.

Xem thêm: Thâm Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Bôi thường xuyên nước cốt chanh chính là cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả

Bôi thường xuyên nước cốt chanh chính là cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả (Nguồn: VITA Team)

6. Mật ong

Dùng mật ong để trị sẹo thâm ở chân cũng là một cách được nhiều chị em sử dụng và đạt được hiệu quả nhất định.
Tham khảo cách thực hiện dưới đây nhé!

  • Bước 1: Khuấy đều mật ong và bột Baking Soda theo tỉ lệ 1:1.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp vừa trộn lên vùng da bị sẹo thâm.
  • Bước 3: Nghỉ ngơi, chờ hỗn hợp khô tầm 15 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước mát.

Xem thêm: 10 Cách làm mịn da mặt, căng sáng từ sâu bên trong

Mật ong hỗ trợ tích cực trong việc điều trị sẹo thâm ở chân

Mật ong hỗ trợ tích cực trong việc điều trị sẹo thâm ở chân (Nguồn: VITA Team)

7. Kết hợp khoai tây và sữa chua

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Luộc chín khoai tây và nghiền nát.
  • Bước 2: Trộn khoai tây đã nghiền cùng mật ong hoặc sữa chua không đường.
  • Bước 3: Đắp hỗn hợp đó lên vùng da sẹo thâm và giữ nguyên khoảng 20 phút.
  • Bước 4: Rửa sạch bằng nước và lau khô.

8. Hành tây đỏ

Hành tây cũng là một nguyên liệu rất quen thuộc trong gác bếp của các chị em, do đó, sử dụng hành tây để trị sẹo thâm ở chân cũng được rất nhiều người áp dụng. Tinh dầu cay có trong hành tây sẽ giúp kháng khuẩn, tăng sinh tế bào mới và giúp xóa mờ thâm hiệu quả.

  • Bước 1: Giã nhuyễn ½ củ hành tây.
  • Bước 2: Làm sạch vùng da chân bị sẹo thâm, sau đó, đắp lượng hành tây vừa giã nhuyễn lên.
  • Bước 3: Giữ nguyên từ 10 – 15 phút và rửa sạch lại bằng nước.

9. Rau má

Ngoài việc được sử dụng để nấu ăn trong những bữa cơm gia đình, rau má con có tác dụng trong việc giảm mờ, xóa thâm. Áp dụng trong một thời gian dài, các bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả đáng kể ở những vùng da bị sẹo thâm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch, đun sôi và vắt lấy nước cốt.
  • Bước 2: Làm nguội lượng nước cốt rau má.
  • Bước 3: Khi dùng, lấy 1 lượng nước cốt vừa đủ, thoa trực tiếp lên bề mặt da bị sẹo.

Xem thêm: 8 Vấn đề về da thường gặp và cách xử lý hiệu quả

Rau má đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị sẹo thâm ở chân

Rau má đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị sẹo thâm ở chân(Nguồn: VITA Team)

10. Nha đam

Nha đam là thực phẩm được các chuyên gia đánh giá là có tính dinh dưỡng cao, đồng thời có tính kháng khuẩn tốt và giúp vết thương mau kéo da non. Chính vì vậy, nha đam là cách trị sẹo thâm ở chân được nhiều chị em lựa chọn.

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nha đam:

  • Bước 1: Nha đam chọn lá mọng nước, rửa sạch, lột bỏ phần vỏ xanh bên ngoài.
  • Bước 2: Sau đó lấy phần gel bên trong thoa đều lên vết sẹo thâm ở chân.
  • Bước 3: Kiên trì thực hiện theo cách này, bạn sẽ có kết quả điều trị vết thâm sẹo ở chân cực kỳ hiệu quả.

Xem thêm: 12 Cách trị sẹo rỗ dân gian tại nhà & tại spa hiệu quả nhất hiện nay

11. Giấm táo

Lượng axit tự nhiên có trong giấm táo sẽ làm mềm các mô sẹo và kích thích quá trình sản sinh tế bào mới. Các mô sẹo sẽ bị hạn chế và chống oxy hóa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thoa một lượng giấm táo nguyên chất lên vùng da bị sẹo thâm.
  • Bước 2: Massage đều và nhẹ nhàng để tạo thành lớp màng mỏng.
  • Bước 3: Chờ khô và rửa sạch lại bằng nước.

12. Gừng

Gừng không những là một gia vị hoàn hảo không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, mà còn là một thực phẩm mà chị em khuyên dùng trong việc trị các loại sẹo thâm ở chân.

Cách trị sẹo thâm ở chân từ gừng được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch gừng với nước, sau đó để ráo.
  • Bước 2: Cắt thành từng lát mỏng rồi chà nhẹ lên vùng da chân bị sẹo thâm, sao cho tinh chất gừng thẩm thấu vào phần da chân cần điều trị.
  • Bước 3: Sau 20 phút, tiến hành rửa lại với nước.

Xem thêm: 3 Phương pháp trị sẹo lồi hiệu quả & Chi phí bao nhiêu 2022?

Gừng cũng là nguyên liệu dùng trong việc điều trị sẹo thâm ở chân

Gừng cũng là nguyên liệu dùng trong việc điều trị sẹo thâm ở chân(Nguồn: VITA Team)

13. Cà chua

Cà chua là loại thực phẩm có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của làn da. Bên cạnh đó, nó còn được xếp vào danh sách các sản phẩm có khả năng chống lão hóa cao, do trong thành phần có chứa nhiều vitamin B, vitamin C có lợi cho sức khỏe.

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng cà chua được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cà chua rửa sạch, gọt bỏ vỏ sau đó cho vào máy xay để ép lấy nước.
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng da chân bị sẹo thâm, rồi nhẹ nhàng dùng miếng bông thấm phần nước ép cà chua lên vùng da này.
  • Bước 3: Chờ khô khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

14. Dưa chuột

Trong dưa chuột có chứa lượng lớn dưỡng chất của vitamin A, B1 cùng những khoáng chất khác. Do đó, sử dụng dưa chuột để trị sẹo thâm ở chân là cách vô cùng phổ biến, được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ép dưa chuột lấy nước cốt và cho vào chén.
  • Bước 2: Thoa nước cốt lên vùng da bị sẹo thâm.
  • Bước 3: Massage nhẹ và chờ vùng da chân khô hẳn.
  • Bước 4: Vệ sinh lại bằng nước sạch.

Xem thêm:Thâm Đỏ Sau Mụn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Nhanh Nhất

Dưa chuột là nguyên liệu dùng trong việc điều trị sẹo thâm ở chân

Dưa chuột là nguyên liệu dùng trong việc điều trị sẹo thâm ở chân (Nguồn: VITA Team)



Cách trị sẹo thâm ở chân bằng thuốc không kê đơn

Ngoài những cách trị sẹo thâm ở chân bằng nguyên liệu tại nhà, các bạn cũng có thể sử dụng các loại kem/gel làm mờ thâm ở chân hiệu quả. Đặc biệt, đối với tình trạng của những vết sẹo mới, các loại kem này sẽ có hiệu quả nhanh chóng hơn.

Những loại sản phẩm có chứa các thành phần như niacinamide, vitamin C, Arbutin, glutathione, Adapalene 0,1 %,… đều có tác dụng giảm mờ vết thâm cực nhanh.


Cách trị sẹo thâm ở chân bằng thuốc kê đơn

Nếu các bạn đã sử dụng qua các phương pháp được đề cập ở trên nhưng chưa hiệu quả, VITA Clinic xin mời bạn tham khảo thêm những sản phẩm trị sẹo thâm ở chân.

Thành phần Hyquinone có trong các loại kem/gel này có tác dụng làm mờ thâm, làm sáng và đều màu vùng da bị tổn thương, giúp vùng da chân mau phục hồi và trở về nguyên trạng.

Retinoids là hoạt chất giúp tái tạo da, làm chậm quá trình lão hóa của da.
Tuy nhiên, 2 hoạt chất được đề cập ở trên cần phải có chỉ định sử dụng của bác sỹ. Các bạn không nên tự ý sử dụng để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Xem thêm: Peel da là gì? Peel da có tốt không?

Retinoids cần có sự chỉ định của bác sỹ

Retinoids cần có sự chỉ định của bác sỹ (Nguồn: VITA Team)


Các cách trị sẹo thâm ở chân bằng liệu trình thẩm mỹ

1. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng công nghệ Tảo Silic

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng công nghệ Tảo Silic đã và đang được áp dụng trong việc trị sẹo thâm tiên tiến hiện nay. Các tinh thể silic sẽ phá vỡ kết cấu của các tế bào da sẹo thâm, đồng thời đào thải và kích thích gốc collagen tại vùng đó sản sinh mới mà không cần uống bổ sung collagen. Qua đó giúp cho vùng da cần điều trị được tái tạo một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị sẹo thâm ở chân hiệu quả nhất.

2. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng công nghệ Laser Bio Light

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng công nghệ laser Bio light cũng là phương pháp được nhiều chị em tin tưởng. Phương pháp này sử dụng những bước sóng cực cao là các tia laser vi phân cực nhỏ, tác động sâu vào trong da. Nguồn năng lượng này sẽ được chia nhỏ và bắn vỡ các sắc tố melamine, đồng thời đào thải chúng ra ngoài cơ thể theo cơ chế đào thải tự nhiên.

Xem thêm: Trị sẹo bằng laser có an toàn không? Giá bao nhiêu 2022?


Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trị sẹo thâm tại các Spa

Để điều trị hiệu quả các vết sẹo thâm ở chân cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, VITA Clinic xin đề cập đến những yếu tố điển hình, ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị như kích thước của từng vết sẹo, phương pháp cũng như thời gian hình thành vết sẹo. Mỗi trường hợp sẽ có những kích thước và quá trình hình thành vết sẹo khác nhau. Tùy vào sự lớn/nhỏ và sớm/muộn của từng vết sẹo thâm mà việc điều trị tại Spa sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.


Cách phòng ngừa, trị sẹo thâm ở chân

Chăm sóc vết thương đúng cách

  • Bước 1: Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn mạnh như cồn y tế, nước oxy già, povidone iod. Tuy nhiên, không nên dùng cho vết thương hở và vết bỏng.
  • Bước 2: Dưỡng ẩm cho da bằng những sản phẩm như vaseline, lô hội, panthenol.
  • Bước 3: Băng vết thương, giúp ngăn ngừa, bảo vệ các vết thương không bị vi khuẩn xâm nhập. Đối với những vết thương nhỏ, nhẹ như côn trùng cắn thì không cần băng.

Thói quen ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Nên kiêng các đồ ăn dễ hình thành sẹo thâm và dễ mưng mủ như thịt gà, rau muống, xôi nếp,…
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
  • Dùng kem chống nắng thường xuyên sau khi vùng da tổn thương đã phục hồi.
  • Nếu phát hiện vết thương bị nhiễm trùng, các bạn nên tìm đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Trên đây là tổng hợp 20+ cách điều trị sẹo thâm ở chân được nhiều người áp dụng và nhận được tín hiệu tích cực. VITA Clinic hy vọng với lượng thông tin trên, các bạn sẽ chọn cho mình những biện pháp giảm mờ, xóa thâm ở chân hiệu quả.

Rate this post